Quyền nuôi con khi ly hôn với người nước ngoài

Quyền nuôi con khi ly hôn với người nước ngoài là nội dung mà bạn nên tìm hiểu khi có ý định tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn với người nước ngoài.

Cũng giống như các trường hợp ly hôn giữa người Việt với người Việt, ly hôn với người nước ngoài cũng có thể xảy ra trường hợp vợ chồng tranh chấp về quyền nuôi con. Đặc biệt, nếu trường hợp trẻ em mang quốc tịch nước ngoài thì việc tranh chấp về người trực tiếp nuôi con khi ly hôn lại càng trở lên phổ biến.

Vậy câu hỏi đặt ra là khi ly hôn với người nước ngoài thì ai có quyền nuôi con và bên còn lại có nghĩa vụ gì để nuôi con không?

Trong nội dung bài viết này, Luật Bảo Nam sẽ cùng bạn tìm hiểu các nội dung có liên quan tới quyền nuôi con khi ly hôn với người nước ngoài.

1. Quyền nuôi con khi ly hôn với người nước ngoài

Trường hợp vợ chồng lựa chọn ly hôn tại Tòa án của Việt Nam thì việc ly hôn được giải quyết theo quy định của pháp luật, trong đó có việc xác định người trực tiếp nuôi con khi ly hôn và quyền, nghĩa vụ của bên còn lại.

Cơ sở pháp lý: Điều 81, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đang có hiệu lực thi hành. Viện dẫn chi tiết như sau:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, theo quy định nêu trên, Tòa án xác định người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

Thứ nhất, Tòa án tôn trọng sự tự thỏa thuận của vợ chồng

– Cha mẹ có quyền thoả thuận về ai sẽ trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục các con con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và mức cấp dưỡng nuôi con.

Nếu vợ chồng tự thỏa thuận được với nhau về người trực tiếp nuôi dưỡng con khi ly hôn, nghĩa vụ cấp dưỡng của bên còn lại, quyền được thăm nom của bên không trực tiếp nuôi con thì Tòa án ghi nhận sự tự thỏa thuận của các bên đương sự.

Tuy nhiên, Tòa án cần phải đánh giá, xem xét để bảo đảm sự thỏa thuận đó là tự nguyện, không ai bị đe dọa, cưỡng ép và cũng không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ ba.

Thứ hai, Tòa án quyết định người trực tiếp nuôi con khi vợ chồng không tự thỏa thuận

– Trong trường hợp cha mẹ có tranh chấp về ai sẽ có quyền nuôi con hoặc yêu cầu mức cấp dưỡng nuôi con thì Toà án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để quyết định giao con cho người nào nuôi dưỡng theo các nguyên tác dưới đây:

+ Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Theo nhận thức chung, con dưới 36 tháng còn nhỏ nên cần sự chăm sóc của người mẹ. Vì thế, pháp luật có quy định cần phải giao con cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp cứ con dưới 36 tháng tuổi thì Tòa án quyết định giao con cho người mẹ nuôi dưỡng. Tòa án cũng cần phải xem xét đánh giá xem người mẹ có đủ điều kiện chăm sóc con không. Theo đó, Tòa án sẽ xem xét về điều kiện kinh tế, công việc, thu nhập của người mẹ, tính cách và các mối quan hệ xã hội của người mẹ để đi tới quyết định về người trực tiếp nuôi con.

+ Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con muốn ở với ai?.

Xem xét nguyện vọng của con muốn ở với ai chỉ là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định. Bởi lẽ, trẻ dưới 7 tuổi chưa thể hiểu hết những vấn đề liên quan tới quyền lợi, tới việc chăm sóc, giáo dục con cái mà thường thể hiện theo cảm xúc. Có thể khi ở với bố sẽ nói con muốn ở với bố, khi ở với mẹ lại nói con muốn ở với mẹ.

Vì vậy, thông thường Tòa án phải đánh giá mọi mặt mới có thể đưa ra phán quyết cuối cùng về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng, quyền và nghĩa vụ của bên còn lại, phù hợp với điều kiện thực tế của vợ chồng cũng như tạo môi trường tốt nhất cho trẻ phát triển.

2 . Người không nuôi con có nghĩa vụ gì?

Khi ly hôn với người nước ngoài mà có tranh chấp về nuôi con thì Tòa án phải xem xét tới nghĩa vụ của bên còn lại trong việc nuôi dạy, giáo dục con cái.

Theo đó, Điều 82, Luật Hôn nhân và gia đình 2014, được hướng dẫn bởi Điều 7, Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 có quy định về nghĩa vụ của bên không trực tiếp nuôi con. Viện dẫn chi tiết các điều luật như sau:

“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1.  Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Điều 7. Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật Hôn nhân và gia đình

1. Trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng thì Tòa án giải thích cho họ việc yêu cầu cấp dưỡng cho con là nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy người trực tiếp nuôi con có khả năng, điều kiện nuôi dưỡng và việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện thì Tòa án không buộc bên kia phải cấp dưỡng cho con.

2. Tiền cấp dưỡng cho con là toàn bộ chi phí cho việc nuôi dưỡng, học tập của con và do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không thoả thuận được thì Tòa án quyết định mức cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng do Tòa án quyết định nhưng không thấp hơn một nửa tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người cấp dưỡng đang cư trú cho mỗi tháng đối với mỗi người con.

3. Trường hợp các bên không thỏa thuận được phương thức cấp dưỡng thì Tòa án quyết định phương thức cấp dưỡng hàng tháng hoặc phương thức khác phù hợp với nhu cầu, lợi ích của con và điều kiện kinh tế của người cấp dưỡng.

4. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình phát sinh kể từ thời điểm cha, mẹ không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”

Như vậy, bên không trực tiếp nuôi dưỡng con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con, trừ trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu và Tòa án xét thấy người trực tiếp nuôi con đủ khả năng về điều kiện kinh tế để nuôi con, nếu không nhận được cấp dưỡng từ bên còn lại.

Quyền nuôi con khi ly hôn với người nước ngoài
Quyền nuôi con khi ly hôn với người nước ngoài

3. Người không nuôi con có quyền gì?

Cũng theo quy định tại Điều 82, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nêu trên, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Tuy nhiên, người không trực tiếp nuôi con không được lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Nếu người không trực tiếp nuôi con có hành vi nêu trên thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

4. Kết luận quyền nuôi con khi ly hôn với người nước ngoài

Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn, Luật Bảo Nam đã cùng bạn tìm hiểu và làm rõ những nội dung có liên quan tới quyền nuôi con khi ly hôn với người nước ngoài.

Trong thực tiễn, yếu tố quốc tịch của trẻ là một trong những căn cứ quan trọng để Tòa án xác định người trực tiếp nuôi con khi ly hôn. Bởi lẽ, quốc tịch của trẻ sẽ liên quan tới quyền, lợi ích của công dân, tới mối quan hệ của công dân với quốc gia, cộng đồng xã hội. Ngoài ra, yếu tố quốc tịch còn ảnh hưởng tới việc học tập, sinh sống, giáo dục của trẻ trong môi trường của Việt Nam.

Nếu không am hiểu và không có nhiều thời gian đi lại, bạn nên sử dụng dịch vụ của đơn vị uy tín để được trợ giúp.

Luật Bảo Nam có hơn chục năm trong lĩnh vực tư vấn, hỗ trợ ly hôn với người nước ngoài nên có thể cam kết với khách hàng dịch vụ pháp lý uy tín như sau:

  • Tư vấn rõ ràng các quy định của pháp luật về ly hôn với người nước ngoài;
  • Hỗ trợ soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ ly hôn với người nước ngoài;
  • Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ bằng tiếng nước ngoài để sử dụng tại Việt Nam nhanh chóng;
  • Hỗ trợ nộp hồ sơ ly hôn với người nước ngoài và đề nghị Tòa án giải quyết ly hôn trong thời gian sớm nhất;
  • Bảo vệ tối đa quyền lợi khi ly hôn với người nước ngoài, trong đó có việc giành quyền nuôi con, chia tài sản chung của vợ chồng.

Thông tin liên hệ

Quý khách hàng cần hỗ trợ vui lòng liên hệ Luật Bảo Nam theo cách thức sau:

  • Số điện thoại: 0987 771 578
  • Zalo: 0987 771 578
  • Email: [email protected]
  • Website: Luatbaonam.vn

Luật Bảo Nam hỗ trợ tư vấn miễn phí nên khách hàng hoàn toàn yên tâm, chúng tôi chỉ thu phí thực hiện công việc cụ thể.

Chính vì vậy, nếu quý khách có vấn đề vướng mắc hãy liên hệ qua số điện thoại hoặc nhắn tin Zalo để được hỗ trợ nhanh chóng và tốt nhất.

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Nguyễn Bá Hùng – Công ty Luật Bảo Nam.

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục ly hôn với người nước ngoài

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *