Đòi lại tiền cho vay như thế nào?

Đòi lại tiền cho vay như thế nào là câu hỏi được nhiều bạn quan tâm, tìm hiểu.

Trong đời sống xã hội, cho vay tiền nhưng tới hạn trả người vay không trả lại tiền là chuyện khá thường xuyên xảy ra. Lúc vay tiền, người vay hứa hẹn đủ điều. Thế nhưng, tới lúc trả tiền thì viện đủ lý do để không trả, thậm chí còn cắt liên lạc, gọi điện thoại không nghe máy.

Vậy đòi lại tiền cho vay như thế nào cho phù hợp với quy định của pháp luật, tránh trường hợp đòi tiền lại phạm pháp.

Trong nội dung bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và làm rõ những nội dung của đòi lại tiền cho vay như thế nào.

1. Tư vấn đòi lại tiền cho vay như thế nào

Cơ sở pháp lý: Điều 463, 464, 465, 466, 467, 468 Bộ luật dân sự 2015 đang có hiệu lực thi hành.

Theo đó, vay tiền được xác định là hợp đồng vay tài sản. Người vay tiền có nghĩa vụ phải trả lại tiền đúng hạn vay. Nếu không trả tiền đúng hạn, người vay tiền có thể bị phạt, bị tính lãi chậm trả.

Nếu tới hạn trả tiền mà người vay tiền không trả, người cho vay phải khởi kiện ra Tòa án yêu cầu Tòa án buộc người vay tiền trả tiền gốc, tiền lãi, tiền phạt chậm trả (nếu có).

2. Quy trình đòi lại tiền cho vay đúng pháp luật

Dựa trên kinh nghiệm thực tiễn, quy trình đòi lại tiền cho vay như sau:

– Bước 1: Trao đổi với người vay

Người cho vay có thể liên hệ đề nghị gặp gỡ trực tiếp người vay tiền để trao đổi về khoản vay và đề nghị họ thanh toán, ấn định thời hạn thanh toán. Nếu người vay viện lý do không gặp, người cho vay có thể gọi điện và ghi âm, ghi hình cuộc nói chuyện điện thoại.

– Bước 2: Thông báo hạn trả tiền vay

Người cho vay gửi thông báo về việc trả tiền vay: Gửi thông báo bằng văn bản (email, tin nhắn, thư) nhắc nhở người vay tiền về khoản vay và thời hạn thanh toán.

– Bước 3: Thương lượng phương án thanh toán tiền vay

Tùy thuộc vào tình hình tài chính của người vay, người cho vay có thể trao đổi với người vay tiền để thống nhất phương án thanh toán phù hợp cho cả hai bên như: Gia hạn thời hạn trả tiền gốc, trả dần từng đợt, tăng tiền lãi…

– Bước 4: Khởi kiện tại Tòa án yêu cầu trả tiền

Nếu bên vay tiền cố ý không trả nợ, lẩn tránh, cắt đứt liên hệ, đi khỏi nơi cư trú,… thì người cho vay có thể tố giác người vay về hành vi lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản.

Trường hợp bên cho vay chây ì không trả nợ, người cho vay sẽ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để khởi kiện tại Tòa án.

3. Quy trình gửi đơn khởi kiện đòi tiền cho vay

Cơ sở pháp lý: Điều 190, Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Theo đó, người cho vay tiền có thể khởi kiện bằng cách gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ về việc cho vay tiền đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

– Nộp trực tiếp tại Tòa án

– Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

– Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

+ Người khởi kiện phải truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tòa án điền đầy đủ nội dung đơn khởi kiện, ký điện tử và gửi đến Tòa án.

+ Tài liệu, chứng cứ gửi kèm theo đơn khởi kiện phải được gửi đến Tòa án qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

Tài liệu chứng cứ gửi kèm đơn khởi kiện:

+ Hợp đồng vay tiền, giấy tờ xác nhận việc cho vay theo quy định của pháp luật, tin nhắn, email xác nhận việc cho vay,…

+ Giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân, sổ hộ khẩu… của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan… (Bản sao công chứng)

– Các tài liệu, chứng cứ khác…

4. Những việc không được làm khi đòi nợ

Trong thực tiễn, không ít trường hợp chủ nợ vướng vòng lao lý khi đòi nợ. Bởi lẽ, quá trình đòi nợ, người cho vay thường bức xúc vì lời hứa hẹn quá nhiều lần nhưng không thực hiện của người vay nên thường khó kiềm chế bản thân. Nếu không cẩn thận và bình tĩnh, người cho vay có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu có hành vi gây thương tích cho người vay tiền.

Kinh nghiệm thực tiễn, người cho vay không nên làm những việc sau:

a) Gây thương tích cho người vay

Người cho vay tiền cần cần hết sức kiềm chế, lựa chọn các biện pháp hợp lý và hợp pháp để đòi nợ, tránh bị rơi vào tình huống đi đòi nợ trái pháp luật. Phổ biến nhất, người cho vay thường đánh đập người vay để buộc người vay phải xoay tiền trả nợ.

Tuy nhiên, việc hành hung đánh đập người vay tiền, hành vi đánh đập người vay tiền có thể bị xử lý với tội danh cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 134, Bộ luật hình sự 2015.

b) Không xông vào nhà người vay tiền

Đây cũng là hành vi mà người cho vay tiền thường thực hiện khi đòi nợ.

Trường hợp xông vào nhà người vay tiền để đòi nợ có thể bị coi là tội phạm xâm phạm chỗ ở của người khác theo quy định tại Điều 158, Bộ luật hình sự 2015.

c) Tạt sơn, chất bẩn vào nhà người vay tiền

Tạt sơn vào nhà người vay tiền, hành vi này có thể có thể bị xử lý hình sự với tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 318, Bộ luật hình sự 2015. Nếu hành vi tạt sơn, chất bẩn chưa đến mức xử lý hình sự, người có hành vi tạt sơn có thể bị phạt hành chính và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả kèm theo.

d) Đăng thông tin, hình ảnh người vay tiền lên mạng xã hội để làm nhục người vay

Hành vi đưa ảnh, thông tin của người vay tiền lên mạng xã hội mà không được sự đồng ý của người đó sẽ bị xử lý hành chính và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155, Bộ luật dân sự 2015.

e) Thuê giang hồ đòi nợ

Đây cũng là cách mà người vay tiền thường sử dụng để vay tiền. Tuy nhiên, đây cũng là cách đòi nợ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro pháp lý cho chủ nợ. Bởi lẽ, nếu có vấn đề gì nghiêm trọng xảy ra, người cho vay tiền rất dễ bị xác định là người chủ mưu hoặc người thuê người khác gây thương tích…

Đòi lại tiền cho vay như thế nào?
Đòi lại tiền cho vay như thế nào?

5. Đòi tiền bên bảo lãnh khoản vay

Cho vay tiền là giao dịch dân sự, là sự thỏa thuận giữa bên vay và bên cho vay, người thân của bên vay tiền không có nghĩa vụ phải trả nợ thay khi người vay không trả nợ trừ trường hợp hợp người thân của bên vay tiền có cam kết bảo lãnh theo quy định tại Điều 335 Bộ luật dân sự 2015.

Theo đó, bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Khi đó, người thân của người vay tiền có nghĩa vụ phải trả nợ thay trong trường hợp người vay tiền không trả nợ hay không còn khả năng chi trả.

6. Chỉ có tin nhắn vay tiền có đòi được không?

Theo Điều 94, Bộ luật dân sự 2015 có quy định về nguồn chứng cứ như sau:

Nguồn chứng cứ

Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.

Đồng thời theo quy định tại khoản 3 Điều 95, Bộ luật dân sự nêu trên như sau:

Xác định chứng cứ

3. Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Như vậy, những tin nhắn vay tiền, tin nhắn đòi nợ có thể hiện xác nhận số nợ và cam kết thời gian trả của người vay nợ có thể được dùng làm chứng cứ để làm căn cứ để đòi nợ.

Trên đây là toàn bộ những nội dung có liên quan của đòi nợ tiền cho vay như thế nào.

Có thể nói, cho vay thì dễ mà đòi lại thì gặp muôn vàn khó khăn. Thế nhưng, tình nghĩa bạn bè, anh em mà lúc hoạn nạn không giang tay cứu giúp thì cũng không được. Tuy nhiên, nếu xác định cho vay thì bạn cũng cần tìm hiểu mục đích vay là gì, phương án trả nợ ra sao trước khi quyết định việc cho vay tiền.

Rất mong được đồng hành và hỗ trợ bạn thu hồi nợ!

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ hotline của Luật Bảo Nam 0987 771 578 / 0988 619 259.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *