Điều kiện để được ly hôn đơn phương là gì?

Điều kiện để được ly hôn đơn phương là gì là câu hỏi được nhiều bạn quan tâm, tìm hiểu khi có ý định đơn phương ly hôn.

Chắc rằng đa số mọi người đều biết, nếu vợ chồng tự thỏa thuận được với nhau về việc ly hôn thì việc ly hôn của vợ chồng được xác định là thuận tình ly hôn. Ngược lại, nếu vợ chồng không thống nhất được với nhau về việc ly hôn thì được xác định là ly hôn theo yêu cầu một bên hay còn gọi là ly hôn đơn phương.

Tất nhiên, không phải cứ có đơn yêu cầu đơn phương là Tòa án sẽ gảii quyết. Bởi lẽ, Tòa án còn phải xem xét yêu cầu đơn phương ly hôn có hay không đáp ứng đủ các điều kiện được đơn phương ly hôn. Nếu không đáp ứng điều kiện đơn phương ly hôn thì Tòa án sẽ bác yêu cầu ly hôn để vợ chồng đoàn tụ. Bởi lẽ, trong thực tiễn có nhiều trường hợp vợ chồng mâu thuẫn chỉ vì những việc rất nhỏ nhặt, trong khi con chung lại còn nhỏ, cần vợ chồng chung tay chăm sóc con.

Vậy điều kiện để được ly hôn đơn phương là gì?

Trong nội dung bài viết này, Luật Bảo Nam sẽ cùng bạn tìm hiểu và giải đáp câu hỏi nêu trên.

Để giúp các bạn dễ hình dung và nắm bắt được câu trả lời cho câu hỏi, Luật Bảo Nam sẽ cùng bạn tìm hiểu các nội dung sau:

– Thuận tình là như thế nào?

– Điều kiện để được ly hôn đơn phương là gì?

1. Thuận tình là như thế nào?

Cơ sở pháp lý: Điều 55, Luật Hôn nhân và gia đình 2014,  đang có hiệu lực thi hành, được hướng dẫn bởi Điều 3 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 01/07/2024. Viện dẫn chi tiết như sau:

“Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Điều này được hướng dẫn bởi Điều 3 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 01/07/2024. Chi tiết như sau:

Căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình ngày 19 tháng 6 năm 2014;

Để áp dụng đúng và thống nhất một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình;

Sau khi có ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

Điều 3. Thuận tình ly hôn quy định tại Điều 55 của Luật Hôn nhân và gia đình

1. “Vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn” quy định tại Điều 55 của Luật Hôn nhân và gia đình là trường hợp vợ chồng cùng ký vào đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn hoặc một bên có đơn khởi kiện ly hôn, còn bên kia đồng ý ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

2. Thỏa thuận của vợ chồng về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con phải không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

3. Thỏa thuận của vợ chồng về việc chia tài sản bao gồm cả trường hợp vợ chồng không yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia tài sản.

4. “Việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con” quy định tại Điều 55 của Luật Hôn nhân và gia đình là việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Đối chiếu với quy định nêu trên, vợ chồng thuận tình ly hôn là phải tự thỏa thuận được với nhau về ly hôn, người trực tiếp nuôi con khi ly hôn, nghĩa vụ cấp dưỡng của bên không trực tiếp nuôi con, chia tài sản chung của vợ chồng. Vợ chồng không yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng cũng được xem là vợ chồng đã thỏa thuận được về việc chia tài sản chung.

Điều kiện để được ly hôn đơn phương là gì?
Điều kiện để được ly hôn đơn phương là gì?

2. Điều kiện để được ly hôn đơn phương là gì?

Cơ sở pháp lý: Điều 56, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đang có hiệu lực thi hành. Viện dẫn chi tiết như sau:

“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật nàythì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 4 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 01/07/2024.
Điều 4. Ly hôn theo yêu cầu của một bên quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Hôn nhân và gia đình

1. “Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình” là vợ, chồng có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

2. “Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng” là vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng dẫn đến xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người kia.

Ví dụ: Vợ, chồng phá tán tài sản gia đình.

3. “Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được” là thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không có tình nghĩa vợ chồng, ví dụ: vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau; vợ, chồng sống ly thân, bỏ mặc vợ hoặc chồng;

b) Vợ, chồng có quan hệ ngoại tình;

c) Vợ, chồng xúc phạm nhau, làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, tổn thất về tinh thần hoặc gây thương tích, tổn hại đến sức khỏe của nhau;

d) Không bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển.

Như vậy, ly hôn đơn phương cần những gì thì cần phải đáp ứng đủ điều kiện về ly hôn đơn phương. Theo đó, phải có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Trên đây là toàn bộ nội dung của điều kiện để được ly hôn đơn phương là gì?

Kinh nghiệm thực tiễn, ly hôn là quyền nhân thân nên Tòa án sẽ tôn trọng quyền được ly hôn của người có yêu cầu. Tuy nhiên, nếu xét thấy mâu thuẫn của vợ chồng là nhỏ nhặt, mới phát sinh, con cái còn nhỏ, cần sự chăm sóc của cha mẹ thì Tòa án có thể bác yêu cầu khởi kiện ly hôn đơn phương.

Nếu không am hiểu và không có nhiều thời gian đi lại, bạn có thể sử dụng dịch vụ của tổ chức hành nghề luật sư uy tín để được trợ giúp. Luật Bảo Nam rất mong được đồng hành bảo vệ tối qua quyền lợi của bạn khi ly hôn.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ hotline 0987771578/0988619259.

Xem thêm: Ly hôn hết bao nhiêu tiền?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *